Một số tranh chấp nhà đất và các tình huống thường gặp

Chủ sở hữu vừa thế chấp nhà tại ngân hàng nhưng vẫn bán lại tài sản này cho bên mua.

Bất động sản, và 20 tình huống thường gặp nhất – Theo Caselaw Việt Nam, những sự cố bất ngờ về pháp lý khi giao dịch nhà đất rất dễ bị đẩy lên mức tranh chấp đất đai trở nên gay gắt do đó tham khảo các tình huống vướng mắc điển hình đã xảy ra trong thực tế là giải pháp hữu hiệu giúp cả hai bên bán mua đề phòng rủi ro.

tranh chấp nhà đất
Hiểu những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ Tranh chấp nhà đất

Đại diện Caselaw Việt Nam cho rằng khi gặp tranh chấp, hai bên có thể chọn một trong hai cách giải quyết tự thỏa thuận hoặc khởi kiện ra tòa. Trong trường hợp hòa giải bất thành tại tòa, tòa sẽ căn cứ trên hồ sơ tài liệu, trình bày của các bên liên quan để ban hành bản án phân xử.

Dưới đây là 20 tình huống vướng mắc đặc thù thường xuyên xảy ra dựa trên các bản án tranh chấp nhà đất có thật tại thị trường Việt Nam theo phân loại của Caselaw là thông tin cần thiết giúp người mua dự báo và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch bất động sản.
Tranh chấp đất đai và 20 tình huống thường gặp

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, bên bán nhà đất bất ngờ qua đời.
– Bên bán nhà tự tăng giá bán cao hơn so với thỏa thuận trước đó.
– Người thuê bất động sản không bàn giao cho bên mua trong khi chủ sở hữu và bên mua đã hoàn tất hợp đồng giao dịch.
– Người được ủy quyền không được công nhận đủ quyền bán nhà hợp lệ vì nghi ngờ bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Người đang sống trong căn nhà không chịu bàn giao cho bên mua trong chủ sở hữu đã bán nhà và hoàn tất xong thủ tục với bên mua.
– Thỏa thuận và hợp đồng đặt cọc mua bán nhà bị hủy bỏ bởi bên bán và bên mua.
– Chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế, diện tích và chậm bào giao nhà cho bên mua.
– Nhà thuộc sở hữu chung bán ra mà bên bán không đảm bảo quyền sở hữu.
– Bán nhà vẫn đang còn thế chấp tại ngân hàng.
– Bên bán bị nghi ngờ không có đủ điều kiện để bán nhà (không đảm bảo quyền sở hữu…)
– Nhà bị ép buộc bán, giao dịch khi bên bán không tự nguyện.
– Chủ sở hữu vừa thế chấp nhà tại ngân hàng nhưng vẫn bán lại tài sản này cho bên mua.
– Chủ nhà lấy cắp giấy tờ sở hữu để đem đi bán.
– Bên bán nhà không thực hiển chuyển quyền sở hữu nhà cho bên mua do bị UBND tạm ngưng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
– Nhà bán thuộc sở hữu chung của vợ chồng bị người vợ hoặc chồng đơn phương đem đi bán.
– Ký hợp đồng mua bán nhà giả cách làm tin giữa hai bên.
– Bên bán nhà bất ngờ yêu cầu hủy hợp đồng với lý do đi định cư nước ngoài.
– Bên mua nghi ngờ bên bán nhà khai khống về diện tích thật của căn nhà (không đủ so với thỏa thuận ban đầu).
– Bên bán không phải là chủ sở hữu hợp pháp nhưng vẫn đứng ra bán nhà đất.
– Bên bán buộc phải bán tài sản do áp lực từ phía ngân hàng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *